Tỉnh Ninh Bình sắp có nhà máy nhiệt điện trị giá 1 tỷ đô


Vừa qua, Tổng Công ty Phát điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) vừa nhận văn bản xem xét của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị dừng sản xuất và ngừng vận hành nâng cấp Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và đưa dự án nhà máy điện linh hoạt công suất 1.200MW tại Ninh Bình vào kế hoạch thay thế nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, quy hoạch điện VIII.



Đề nghị ngừng hoạt động nhà máy nhiệt điện Ninh Bình



Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình được xây dựng và vận hành tới thời điểm hiện nay đã hoạt động 50 năm (kể từ năm 1974). Qua thời gian, công nghệ đã lỗi thời, công suất nhỏ, các đường dây kiến trúc ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị Ninh Bình



nhà máy Nhiệt Điện Ninh Bình



Hiện nay với tầm nhìn đến năm 2050 được chính phủ phê duyệt quyết định tại số 1266/QĐ-TTG ngày 28/7/2014, tỉnh Ninh Bình đã đề xuất lộ trình thực hiện quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030 dừng hoạt động nhà máy. 



Tháng 05/2022,Tập đoàn điện lực Việt Nam đã cùng làm việc hợp tác với UBND Ninh Bình không tiếp tục nâng cấp đầu tư vào nhà máy nhiệt điện Ninh Bình 



Đồng thời, xem xét phương án dừng hoạt động nhà máy. Thay thế đó là dự án năng lượng điện khí LNG hay công nghệ sạch ở vị trí khác khi Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình ngừng hoạt động.



Trên cơ sở hồ sơ nghiên cứu phát triển dự án Nhà máy điện do Viện Năng lượng lập tháng 11/2023, với công nghệ tiên tiến dự án Nhà máy điện sẽ có công suất linh hoạt lên đến 1.200MW. Dự án sẽ được xây dựng tại Trung tâm năng lượng thuộc xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 45km.



Quy mô diện tích đất sử dụng khoảng 78.6. Trong đó, nhà máy có diện tích khoảng 17,6ha (gồm sân phân phối và trạm biến áp); 61 ha phần diện tích hướng tuyến đường dây đấu nối và hành lang an toàn đấu nối về TBA 220kV Nghĩa Hưng (Nam Định).



Quy mô dự án công suất đạt 1.200 MW giai đoạn sau năm 2030, sản lượng điện hàng năm khoảng 2.564 GWh, sử dụng công nghệ động cơ đốt trong pittông RICE.



Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 24.871 tỷ đồng, doanh thu vận hành hàng năm ước đạt gần 14.000 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm khoảng 555 tỷ đồng.



Hợp tác linh hoạt với Tập đoàn Phần lan



Ngày 14/3/2024, Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP ( và Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã có buổi làm việc với Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) về đề xuất triển khai dự án Nhà máy điện linh hoạt tại tỉnh Ninh Bình.



 Công ty Phát điện 3 và Công ty Nhiệt điện Ninh Bình hợp tác với tập đoàn Wartsila



Trước đó, Tập đoàn Wartsila đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình về đề xuất dự án nhà máy điện linh hoạt ICE công suất 300 MW tại tỉnh. Đơn vị Wartsila đề xuất được đầu tư xây dựng nhà máy điện linh hoạt ICE công suất 300 MW, với 17 tổ máy ICE 22 ha. 



Địa điểm xây dựng nhà máy tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng, dự kiến hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương khoảng 180 tỷ đồng. Nếu mở rộng công suất lên 1.500 MW thì tỷ lệ nộp ngân sách sẽ tăng tương ứng.



Dự án nhà máy mới sẽ sử dụng nhiên liệu sạch và bền vững (LNG và hydrogen trong tương lai) với vị trí địa điểm cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng tới đời sống và phát triển du lịch của địa phương.



Bản đồ quy hoạch tại nhà máy nhiệt điện Ninh Bình



Tầm Quan Trọng, lợi ích của nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình



Với công nghệ hiện đại, quy mô đầu tư lớn khoảng 25.000 tỷ đồng, thị trường bất động sản tại khu vực huyện Kim Sơn, sẽ thu hút lượng lớn nhà đầu tư và góp phần đẩy nền kinh tế địa phương.



Tầm quan trọng:




  • Năng lượng sạch ổn định: Nhà máy có công suất lớn linh hoạt trong vận hành sẽ đảm bảo năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khu vực hiện tại và trên cả nước.

  • Nền kinh tế địa phương phát triển:Dự án lớn sẽ thu hút nhà đầu tư lớn, thúc đẩy đầu tư dịch vụ thương mại  và hạ tầng (hỗ trợ tạo việc làm cho người dân địa phương cũng như chất lượng sống nơi đây)



Gia tăng lợi ích:




  • Thu hút đầu tư: với nguồn điện ổn định tại Dự án nhà máy điện tại Ninh Bình sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và lẫn nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, cải thiện đầu tư khu công nghiệp, đô thị, du lịch và dịch vụ:

  • Giá trị Bất động sản tăng: tiện ích đi kèm từ sự quan tâm của chính phủ lẫn các nhà đầu tư các cơ sở hạ tầng giao thông đang được cải thiện, nguồn điện an toàn, Đây là khu vực được dự đoán tăng cao về mặt giá trị bất động sản.



Bên canh đó, mới đây Phó Thủ Tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm. Theo quyết định, đến năm 2035, Ninh Bình dự kiến trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương.



Kết luận



Tiến độ tăng trưởng kinh tế xã hội, dự án Nhà máy điện Ninh Bình với mức đầu tư 1 tỷ USD sẽ là bước đầu trong quá trình quy hoạch đất đô thị giúp cho Tỉnh Ninh Bình trở thành trung tâm lớn, có giá trị cao về văn hóa, công nghiệp, du lịch và đi đầu cả nước về công nghiệp cơ khí giao thông