Thông tin quy hoạch Bình Thuận tới năm 2030 tầm nhìn năm 2050 - Hứa hẹn là một tỉnh thành đáng sống tại Việt Nam


Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1701/QĐ-TTg



1. Thông tin quy hoạch Bình Thuận tới năm 2030 tầm nhìn năm 2050



1.1 Về nông nghiệp



Theo ông Mai Kiều (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): “Ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục rà soát, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp hướng đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu thị trường và với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân nâng cao năng lực tiếp nhận, ứng dụng khoa học - công nghệ phát triển các sản phẩm cây trồng có lợi thế, năng suất, chất lượng cao.



Bên cạnh tăng cường các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, song song với nắm bắt kịp thời thông tin, dự báo tình hình thị trường, định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ, tiếp tục phát triển thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có tiềm năng. Qua đó, xây dựng thương hiệu nông sản của tỉnh, sản phẩm OCOP, cũng như kết hợp sản xuất nông nghiệp với hoạt động du lịch ở những nơi có điều kiện.”



Nông nghiệp tỉnh Bình Thuận



Về nông nghiệp, Bình Thuận ứng dụng khoa học - công nghệ cho ra các sản phẩm đạt chất lượng cao



Tiến hành chuyển giao, xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn, xanh, giảm phát thải nhà kính, phát triển các vùng chuyên canh gắn với tiền năng lợi thế của tỉnh.



1.2 Về công nghiệp



Theo ông Võ Văn Hòa (Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận): “Để tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian tới, cần tập trung một số giải pháp về pháp lý, hạ tầng,...



Trước hết, trong Quy hoạch tỉnh đã có phương án phát triển hạ tầng công nghiệp - thương mại. Qua đó, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch sử dụng đất, tạo thêm quỹ đất để thu hút các dự án phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp phụ trợ. Song song đó, đẩy nhanh tiến độ đầu tư và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp; sớm triển khai hình thành KCN - dịch vụ (Đô thị Hàm Tân - La Gi) và KCN Tân Đức. Đồng thời, tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại, công nghiệp sạch, sử dụng nhiều nguyên liệu, linh - phụ kiện sản xuất trong nước, nhất là công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, chế biến, chế tạo và công nghiệp phụ trợ, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của tỉnh.”



 



Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến. Hơn nữa đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản lợi thế của tỉnh để nâng cao giá trị, tạo điều kiện, triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư để thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao. Nhằm sớm đưa Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng của quốc gia. Đảm bảo được nguồn cung ổn định, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về năng lượng, điện hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo về mặt quốc phòng - an ninh. Ưu tiên phát triển các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời, điện khí LNG, nhất là điện gió ngoài khơi và hydrogen.



1.3 Về du lịch, dịch vụ y tế, logistic, công nghệ khoa học



Theo ông Bùi Thế Nhân (Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Trong thời gian tới ngành du lịch sẽ tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm để triển du lịch bền vững như xây dựng Quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thiện hạ tầng ngư cao tốc Bắc Nam đoạn qua Bình Thuận, trục đường ven biển. Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành du lịch, nâng cao vai trò và kiến tạo của cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển du lịch, nhất là trong thu hút đầu tư, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách. Song song đó, phát triển đa dạng về loại hình, sản phẩm du lịch, mở rộng địa bàn du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch lợi thế của từng địa phương trong tỉnh, bởi ngoài biển và lợi thế nghỉ dưỡng biển, Bình Thuận còn có thế mạnh về sông, hồ rừng, thác. Ngoài ra, bắt đầu triển khai mô hình kinh tế ban đêm, nhằm góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương,..”



Xây dựng, phát triển ngành y tế đồng bộ, từng bước hiện đại hóa, kết hợp giữa hệ thống y tế chăm sóc, khám, chữa bệnh và y tế dự phòng, liên thông từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo tính kết nối với vùng, cả nước, và quốc tế.



Phát triển dịch vụ vận tải và logistic bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh



Phát triển dịch vụ vận tải và logistic bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh



Phát triển dịch vụ vận tải và logistic bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ cảng biển gắn với các khu kinh tế, khu công nghiệp, thu hút đầu tư các bến cảng phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng Bình Thuận trở thành một trong những trung tâm logistic của khu vực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên.



Khoa học - công nghệ cao kêu gọi đầu tư gắn với đổi mới sáng tạo và đào tạo kêu gọi đầu tư thành cụm, đưa dịch vụ khoa học công nghệ trở thành lĩnh vực đóng góp quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế tỉnh.



Tăng cường thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện, trọng tâm là phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.



 



2. Phương án quy hoạch đô thị



Đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận sẽ có 16 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II là thành phố Phan Thiết, 1 đô thị loại III (thành phố La Gi), 3 đô thị loại IV, 11 đô thị loại V.



Phát triển nông thôn toàn diện, xanh sạch, hiện đại, đẹp gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ có chất lượng tiệm cận với khu vực đô thị. Các khu dân cư nông thôn được xây dựng theo mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



 



3. Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm



Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 28B, quốc lộ 55, xây dựng mới Cảng hàng không Phan Thiết và đường kết nối Cảng hàng không Phan Thiết đến cao tốc, quốc lộ, ga đường sắt và khu vực ven biển ở phía Bắc thành phố Phan Thiết, tuyến đường ven biển từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh, trong đó có cầu tại cửa sông Cà Ty và cửa sông Phú Hài.



Ngoài ra, đầu tư vào các tuyến đường sắt nhẹ đô thị kết nối sân bay với các khu du lịch, trung tâm thành phố Phan Thiết, nâng cấp các cảng biển Vĩnh Tân, cảng Phú Quý, cảng Phan Thiết, xây mới cảng tổng hợp Sơn Mỹ và một số cảng du thuyền.



Hoàn thiện các tuyến đường ven biển để đưa du lịch Phan Thiết đến gần với du khách hơn



Hoàn thiện các tuyến đường ven biển để đưa du lịch biển đến gần với du khách hơn



Với tầm nhìn xa hơn, sẽ xây dựng tuyến đường bộ cao tốt Vĩnh Hảo - Liên Khương, tiếp tục nâng cấp quốc lộ 28, quốc lộ 1A, hình thành Trung tâm logistics sân bay Phan Thiết và Trung tâm logistics cảng biển tại huyện Tuy Phong.



 



4. Bình Thuận - Tỉnh thành đáng sống tại Việt Nam



4.1 Với lợi thế khí hậu




  • Nổi tiếng với khí hậu ôn hòa, ấm áp quanh năm, ít chịu ảnh hưởng bởi bão lũ.

  • Nhiệt độ trung bình dao động từ 24°C đến 28°C, thích hợp cho các hoạt động du lịch và sinh hoạt.

  • Biển xanh, cát trắng, nắng vàng, với nhiều bãi tắm đẹp như Mũi Né, Hàm Tân, Phan Thiết,... tạo điều kiện lý tưởng cho du lịch và nghỉ dưỡng.



4.2 Thiên nhiên




  • Phong cảnh đa dạng, từ những đồi cát mênh mông, những cánh đồng lúa xanh mướt đến những ngọn núi hùng vĩ.

  • Hệ sinh thái phong phú,i nhiều loài động thực vật quý hiếm.

  • Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cho phát triển kinh tế và du lịch.



4.3 Kinh tế




  • Nền kinh tế phát triển đa dạng, với các ngành chủ lực như du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản.

  • Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ, giao thông thuận tiện.

  • Nhiều khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị mới được xây dựng, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân.



4.4 Văn hóa




  • Nền văn hóa lâu đời, đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo.

  • Con người thân thiện, mến khách, hiếu nghĩa.

  • Ẩm thực phong phú, với nhiều món ăn ngon đặc sản.



4.5 An ninh




  • An ninh trật tự được đảm bảo tốt.

  • Môi trường sống an toàn, lành mạnh.



Ngoài ra, Bình Thuận còn có nhiều ưu điểm khác như:




  • Chi phí sinh hoạt tương đối thấp.

  • Dịch vụ y tế, giáo dục phát triển.

  • Nhiều cơ hội học tập, làm việc và phát triển bản thân.



Nhìn chung, Bình Thuận là một nơi đáng sống tại Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và phát triển của con người. Với những nỗ lực phát triển của chính quyền địa phương và sự chung tay góp sức của người dân, Bình Thuận sẽ ngày càng trở thành một thiên đường cho du khách khi đến với Bình Thuận và người dân ở đây.