Thành phố Thái Nguyên đặt mục tiêu xây dựng đô thị thông minh xanh – sạch – đẹp


Thành phố Thái Nguyên đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế của tỉnh và khu vực. UBND thành phố xác định rõ phát triển đô thị thông minh là tiền đề, động lực để xây dựng thành phố thông minh, xanh – sáng và sạch - đẹp.



Thành phố Thái Nguyên đã và đang đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và phát triển đô thị, trong đó tập trung vào phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ theo hướng hiện đại. Song song với đó thành phố ưu tiên phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng trưởng xanh, có những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Góp phần tăng chất lượng cuộc sống người dân, thu hút đầu tư và tạo sức cạnh tranh trong khu vực.



Thành phố Thái Nguyên – cực phát triển phía Bắc vùng Thủ đô Hà Nội



Toàn bộ ranh giới hành chính của  TP.Thái Nguyên, theo thuyết minh đồ án có phạm vị lập điều chỉnh quy hoạch là  gồm 11 xã và 21 phường với tổng diện tích tự nhiên khoảng 222,12km2. Phía Đông giáp với huyện Phú Bình, phía Tây giáp với huyện Đại Từ, phía Nam giáp với thành phố Sông Công và phía Bắc giáp với huyện Đại Từ. Thành phố là cửa ngõ quan trọng, có vai trò kết nối giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc; đồng thời có vị trí quan trọng về quốc phòng anh ninh.



Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tiến trình toàn cầu hóa, thành phố Thái Nguyên tập trung xây dựng và phát triển theo hướng đô thị xanh, thông minh đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đồng bộ, xứng đáng các tiêu chí đô thị loại I, tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của tỉnh Thái Nguyên.



Phát triển hạ tầng giao thông làm “chìa khóa” thu hút đầu tư



Phát triển hạ tầng giao thông làm “chìa khóa” thu hút đầu tư



Mục tiêu tăng trưởng TP. Thái Nguyên giai đoạn tiếp theo



Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thành phố phấn đấu trở thành cực tăng trưởng hạt nhân trọng yếu của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, là cực phát triển nổi bật khu vực phía Bắc vùng Thủ đô Hà Nội. Đây sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để có thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân lô và các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.



Dự kiến đến năm 2030, quy mô dân số toàn thành phố đạt khoảng 550.000 người, năm 2045 là khoảng 750.000 người. Về nhu cầu sử dụng đất, đất dân dụng khoảng 3.600 – 3.800ha, đất xây dựng đô thị khoảng 6.000 – 7.000ha vào năm 2030. Đến năm 2024, đất dân dụng khoảng 4.500 - 4.800ha và đất xây dựng đô thị khoảng 9.000 – 10.000ha.



Chi tiết các nội dung về quy hoạch đô thị, đô thị Thái Nguyên



Ngày 12/3/2024 Bộ Xây dựng đã tổ chức HN thẩm định Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch (ĐCQH) chung TP.Thái Nguyên đến năm 2045. Về cơ bản các thành viên tham gia hội nghị đều nhất trí cao với nội dung Nhiệm vụ ĐCQH thành phố, tuy nhiên có một số ý kiến bổ sung giúp địa phương và đơn vị tư vấn hoàn thiện hơn bản Nhiệm vụ.



Trong đó vấn đề về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật rất được quan tâm, nhằm tạo ra sự đồng bộ, thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, đánh giá hạ tầng khoa học công nghệ; làm rõ căn cứ lập quy hoạch, bổ sung đầu mục đánh giá các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai; rà soát hoàn thiện nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.



Không chỉ dừng lại ở đó, thành phố cần có cái nhìn đúng và chính xác về hình thái, thiết kế đô thị, hiện trạng phát triển đô thị; xác định được định hướng và tiền đề phát triển đô thị; lưu ý đến nội dung liên kết không gian du lịch hạ tầng khung; nêu chi tiết việc chia sẻ chức năng giữa các vùng trong khu vực để đầu tư, quy hoạch về hạ tầng.



TP. Thái Nguyên - xứng tầm đô thị loại 1



TP. Thái Nguyên - xứng tầm đô thị loại 1



TP. Thái Nguyên hướng tới phát triển đô thị thông minh, xanh – sáng – sạch – đẹp



Trong năm qua, địa phương tập trung đẩy mạnh phát triển thành phố thông minh và ghi nhận được nhiều thành quả tích cực đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông, y tế, giáo dục và thúc đẩy phát triển chuyển đổi số. Bên cạnh mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, Thái Nguyên còn luôn chú trọng phát triển đô thị xanh – sáng – sạch – đẹp. Nhờ đó chất lượng sống của người dân tăng cao, hình thành nếp sống hiện đại, văn minh đô thị là tiền đề thu hút đầu tư và hội nhập “sân chơi” quốc tế.



Quan điểm định hướng chủ đạo trong phát triển của thành phố là để phát triển bền vững phải lấy con người làm trung tâm, phát huy tối đa yếu tố tố con người với vai trò nguồn lực chính và là mục tiêu của phát triển bền vững. Xây dựng đô thị thông minh dựa trên cơ sở tăng trưởng xanh và  duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý gắn liền với bảo vệ môi trường , đảm đảm an sinh xã hội.



Thành phố tăng cường phát triển chuyển đổi số



Thành phố tăng cường phát triển chuyển đổi số



Thành phố đặc biệt chú trọng vào công tác quản lý sau quy hoạch, trọng tâm là chất lượng và hiệu quả công tác cấp giấy phép thi công, giấy phép xây dựng, thanh, kiểm tra sau cấp phép.



Phát huy những kết quả đạt được, hiện nay TP Thái Nguyên đang tổ chức lập quy hoạch chi tiết  và thực hiện Đồ án điều chỉnh QH chung đến năm 2045, từng bước quy hoạch đồng bộ hệ thống đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Địa phương cũng tăng cường quản lý và đầu tư quỹ đất dành cho không gian cây xanh, không gian công cộng. Tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, kiến trúc đô thị đến năm 2035.