Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II năm 2024


Sau khi được sáp nhập với một phần của huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định đã đạt đủ tiêu chí để được công nhận là đô thị loại II. Đây sẽ là dấu mộc vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của thành phố, hướng tới mục tiêu phát triển TP. Nam Định văn minh, hiện đại.



Trong quy hoạch chung của tỉnh Nam Định có ưu tiên mở rộng và phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị. Đồng thời hướng tới phát triển thành đô thị thông minh, đô thị xanh, phấn đấu đến năm 2030, TP. Nam Định sẽ trở thành đô thị loại I của tỉnh và cả nước.



Quy hoạch mở rộng TP. Nam Định, địa phương được công nhận là đô thị loại II



Ngày 05/05/2024, thành phố Nam Định được Phó Thủ Tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II. Phạm vi được công nhận bao gồm 120,9 km2, trong đó là toàn bộ ranh giới hành chính của TP. Nam Định và diện tích mở rộng từ huyện Mỹ Lộc.



Theo quy hoạch có 56,38 km2 là diện tích nội đô thị gồm các phường hiện có và dự kiến thêm 4 phường thành lập mới. Còn lại 64,52 km2 là khu vực ngoại đô thị gồm 9 xã huyện Mỹ Lộc là  Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Hà, Mỹ Trung, Mỹ Thắng, Mỹ Tân, Mỹ Phúc, Mỹ Thành và Mỹ Tiến.



Trong giai đoạn 2023-2025, sau khi sáp nhập huyện Mỹ Lộc vào TP. Nam Định tổng dân số vào khoảng 364.181 người với tổng diện tích là  120,9km2. Toàn bộ khu vực sẽ có 21 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó có 7 xã và 14 phường, đồng thời thành lập thêm 3 phường mới.



Thành phố Nam Định thời kỳ đổi mới khang trang, hiện đại



Thành phố Nam Định thời kỳ đổi mới khang trang, hiện đại



Mục tiêu phát triển TP. Nam Định trong giai đoạn mới



Đến năm 2030, thành phố Nam Định có nhiều hoạt động cụ thể phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP khoảng 9.5% giai đoạn 2021-203, dự theo quy hoạch chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển hướng tích cực, theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, cải thiện môi trường đầu tư. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 50%, ngành dịch vụ chiếm 38% và ngành nông lâm, thủy sản chiếm 12%. Bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 160 đến 180 triệu đồng/người/năm.



Song song với đó thành phố cũng tập trung vào quy hoạch, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tạo sức hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Nguồn lực địa phương cũng được huyện đầu tư quan tâm, nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Công tác cải cách hành chính cũng được đẩy mạnh, tạo môi trường tốt nhất cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.



Thành phố Nam Định phát triển bền vững, vững bước đi lên



Thành phố Nam Định phát triển bền vững, vững bước đi lên



Thành phố Nam Định dồn lực tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp



Để cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực, TP. Nam Định tập trung nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp thành lĩnh vực kinh tế chủ đạo. Định hướng đưa nền kinh tế TP. Nam Định trở thành một trong các trung tâm công nghiệp của khu vực Nam Đồng bằng sông Hồng.



Các ngành công nghiệp truyền thống như da giày, cơ khí, dệt may, dược phẩm, hóa phẩm và điện tử…được phát triển theo hướng tập trung, tạo ra các sản phẩm cao cấp, đạt giá trị cao để tham gia vào chuỗi giá trị.



Thành phố cũng có những cơ chế và chính sách để khuyến khích và thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp mới nhiều tiềm năng như chế biến khí, năng lượng tái tạo, công nghiệp luyện thép…Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, thân thiện và không gây hại với môi trường.



TP.Nam Định quy hoạch sang - sáng - sạch - đẹp



TP.Nam Định quy hoạch sang - sáng - sạch - đẹp



TP. Nam Định hướng đến trở thành đô thị hiện đại và văn minh



Thành phố Nam Định hiện là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế có vị trí quan trọng và thuận lợi trong vùng tam giác kinh tế của tỉnh Nam Định. Địa phương tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thông và các vùng kinh tế trọng điểm. Hiện nay thành phố đang có những giải pháp mang tính đột phá để phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng trong khu vực.



Giai đoạn 2021-2025, thành phố tập trung quy hoạch, xây dựng phát triển theo hướng hiện đại, văn minh đồng bộ nhưng vẫn giữ vững được bản sắc văn hóa truyền thống. Song song với đó địa phương thực hiện có hiệu quả hoạt động quy hoạch và quản lý quy hoạch, mở rộng không gian phát triển, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tốt các nguồn lực để đưa thành phố trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ.



Nhờ sự quan tâm của tỉnh ủy các cấp chính quyền, diện mạo đô thị thành phố ngày càng thay đổi rõ rệt khang trang, xanh, sạch, đẹp. Hàng loạt các dự án mới như khu đô thị, khu tái định cư, các hoạt động chỉnh trang đô thị, nâng cấp hạ tầng được thành phố triển khai tích cực. Bộ mặt thành phố mới đồng bộ, hiện đại, văn minh, tạo thêm những cơ hội mới góp phần thúc đầy đầu tư vào địa phương, là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội.



Năm 2024 này, thành phố Nam Định nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội, GRDP tăng từ 9.5% đến 10%, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt trên 12.000 tỷ đồng. Thành phố cũng xác định sẽ nhanh chóng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo bước đột phá và là động lực để đưa nền kinh tế thành phố phát triển hơn nữa.