Thái Nguyên – Phát triển giao thông tạo đòn bẩy thu hút đầu tư


Thái Nguyên đang có nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư vào tỉnh với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế, công nghiệp hiện đại. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình mới được xây tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thương và hợp tác làm ăn.



Ngay sau khi có quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND thành phố cùng các sở, ban ngành đã có những định hướng, bước đi nhanh chóng góp phần vào phát triển kinh tế xã hội. Trong đó phải kể đến lĩnh vực giao thông, tỉnh cũng xác định giao thông sẽ là đòn bẩy quan trọng để thu hút nguồn đầu tư.



Quy hoạch giao thông hợp lý tạo cú hích phát triển kinh tế



Theo kế hoạch quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh Thái Nguyên xác định để tạo bước phát triển đột phá trước hết cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng gắn liền với phát triển đô thị và công nghiệp mà trọng điểm là ở các khu vực phía Nam của tỉnh. Đầu tư giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút nhiều nhà đầu tư cũng là nhiệm vụ quan trọng.



Bên cạnh đó phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp gắn liền với sự phát triển vùng Thủ đô Hà Nội, tạo cơ sở để hình thành vùng động lực ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên.



Giao thông tỉnh Thái Nguyên có những bước phát triển đột phá



Nhiều năm qua tỉnh Thái Nguyên đầu tư cho lĩnh vực giao thông theo hướng làm "khâu đột phá" nhằm thu hút đầu tư. Với những kết quả đạt được cho thấy ngành Giao thông Vận tải của tỉnh đã và đang đi đúng theo sứ mệnh ban đầu đề ra. Toàn tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước (QLNN) chuyên ngành Giao thông Vận tải.



Các sở ban ngành địa phương phối hợp, liên kết để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong khu vực và liên vùng. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông ngày càng phát huy hiệu quả và tính chặt chẽ. Chất lượng dịch vụ vận tải không ngừng được cải thiện. Đường giao thông đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao thương của người dân cũng như doanh nghiệp.



Quá trình triển khai quy hoạch dự án trọng điểm luôn được quan tâm sâu sát từ thẩm định đến bước quản lý chất lượng. Tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực này, qua đó tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư vào tỉnh.



Sau nhiều năm nỗ lực đầu tư, đầu tư hoàn chỉnh đến nay bức tranh toàn cảnh giao thông tỉnh Thái Nguyên ngày càng đồng bộ và hiện đại trở thành thế mạnh để các nhà đầu tư yên tâm tìm đến với Thái Nguyên.



Thái Nguyên phát triển hạ tầng giao thông hiện đại



Thái Nguyên phát triển hạ tầng giao thông hiện đại



Thành tựu mà ngành giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên đã đạt được



Để có được như ngày hôm nay, Tỉnh ủy, HĐND, UBND định hướng "đi trước một bước" giao trọng trách cho ngành GTVT trong việc quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông kết nối. Đến nay, giao thông tỉnh Thái Nguyên đã  kết nối hoàn chỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh vùng Việt Bắc. Các tuyến giao thông đối ngoại quan trọng như:




  • Cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên

  • Đường Thái Nguyên-Chợ Mới

  • Quốc lộ 3C nối 2 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn

  • Quốc lộ 1B nối 2 tỉnh Thái Nguyên - Lạng Sơn

  • Quốc lộ 17 (Bắc Giang - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang)

  • Quốc lộ quốc lộ 3 (Hà Nội – Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng)

  • Đường Hồ Chí Minh



Hạ tầng giao thông được khơi mở đã góp phần mở ra nhiều cơ hội cho Thái Nguyên phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp, du lịch…tỉnh thu hút nhiều nguồn đầu tư đặc biệt như các dự án FDI. Giao thông đồng bộ liên kết nội – ngoại vùng thuận tiện sẽ là thế mạnh hấp dẫn các nhà đầu tư.



Thái Nguyên tập trung xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ



Thái Nguyên tập trung xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ



Thái nguyên phát triển đột phá các mục tiêu trọng điểm dựa theo quy hoạch tỉnh



Ngay từ những ngày đầu Thái Nguyên đã xác định lấy "giao thông làm khâu đột phá" để làm đòn bẩy thu hút đầu tư vào tỉnh. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nguồn lực tuy còn nhiều hiện chế song Thái Nguyên luôn biết cách sử dụng các giải pháp tối ưu để đem lại hiệu quả cao nhất.



Tỉnh tập trung cho hạ tầng giao thông các điểm kết nối các khu công nghiệp chính yếu ở phía Nam của với giao thông đối ngoại của tỉnh. Ví dụ như hệ thống đường 47m , hệ thống đường gom QL3 mới, đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội. Các dự án đã và đang được ngành Giao thông vận tải tích cực triển khai để mang đến một diện mạo giao thông mới cho Thái Nguyên.



Không chỉ quan tâm đến khu vực công nghiệp và khu vực đô thị, tỉnh Thái Nguyên còn dành nguồn lực để đầu tư cho hạ tầng giao thông khu vực nông thôn và miền núi. Tính đến hết năm 2022, có 120 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 87,6%. 52 cầu dân sinh mới được đầu tư theo dự án QL đường địa phương. 186 cầu treo dân sinh ở miền núi đã được hoàn thiện được vào sử dụng giúp quá trình đi lại của nhân dân trong tỉnh được an toàn, thuận lợi.



Thái Nguyên quan tâm đến phát triển cây xanh đô thị



Thái Nguyên quan tâm đến phát triển cây xanh đô thị



Với những phát triển đột phá về hạ tầng giao thông những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên có những chuyển biến mạnh mẽ. Đây là nguồn động lực lớn lao để tỉnh Thái Nguyên ngày càng vươn cao hơn nữa. Phấn đấu sớm trở thành khu trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại hàng đầu của khu vực vào năm 2030 đúng theo quy hoạch tỉnh đã đề ra.