Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên – Khát vọng phát triển toàn diện và bền vững


Thái Nguyên là tỉnh thứ 5 trên cả nước được Thủ tướng chính phủ ký duyệt Quy hoạch tỉnh vào đầu năm 2023. Với những bước đi vững chắc, bài bản Thái Nguyên đang càng càng phát huy được vai trò và vị thế của mình trong phát triển kinh tế toàn khu vực.



Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên xây dựng dựa trên quan điểm mục tiêu, tầm nhìn là phát huy mọi lợi thế, nguồn lực sẵn có để đưa Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, trở thành một trong các tỉnh giàu nhất phía Bắc. Là trọng điểm kinh tế, điểm sáng trong quy hoạch và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.



Vị thế, vai trò, tiềm năng và lợi thế của tỉnh Thái Nguyên



Thái Nguyên là tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cách sân bay Nội Bài 50km, cách biên giới nước bạn Trung Quốc 200km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75km và trung tâm TP Hải Phòng 200 km.




  • Phía Đông tỉnh giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn

  • Phía Tây tỉnh giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc

  • Phía Bắc tỉnh giáp với tỉnh Bắc Kạn

  • Phía Nam tỉnh giáp thủ đô Hà Nội



Thái Nguyên là một trong các trung tâm chính trị, giáo dục, kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung và khu Việt Bắc nói riêng. Nơi đây cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế – xã hội thông qua hệ thống đường bộ, đường thủy có hình nan quạt, đường sắt trong đó TP. Thái Nguyên là điểm nút.



Thái Nguyên ưu tiên phát triển đồng bộ



Thái Nguyên ưu tiên phát triển đồng bộ



Vị thế và tiềm năng phát triển của tỉnh Thái Nguyên



Những năm trở lại đây Thái Nguyên có nhiều bước phát triển vượt bậc, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Là điểm sáng kinh tế của vùng, để đạt được kết quả này một phần nhờ vào sự sáng suốt trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, biết phát huy lợi thế tiềm năng sẵn có để làm tiền đề phát triển. Kể đến như:




  • Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa, là trung tâm giáo dục, trung tâm công nghiệp lớn, hiện đại vùng trung du và miền núi phía Bắc và vùng ĐB sông Hồng.

  • Thái Nguyên nằm trên hành lang kinh tế Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn, là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực. Kết nối với nhiều đường giao thông quan trọng như Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn…

  • Địa phương nằm trong vùng tập trung khôi phục và bảo vệ rừng, đặc biệt là vùng đầu nguồn. Tập trung phát triển cây lâm nghiệp bền vững, cây đặc sản, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu. Chăn nuôi gia súc gắn liền với chế biến lâm, nông sản.

  • Là địa bàn chiến lược về quốc phòng an ninh, là lá chắn bảo vệ thủ đô Hà Nội

  • Tỉnh có nhiều khu di tích quốc gia như ATK Định Hóa, hồ Núi cốc và nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử về nguồn thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm…



Tỉnh Thái Nguyên quan tâm đến phát triển du lịch



Tỉnh Thái Nguyên quan tâm đến phát triển du lịch



Quy tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050



Những năm qua Thái Nguyên đã phát triển rất nhanh, bộ mặt kiến trúc cơ bản đã hình thành, đặc biệt là khu trung tâm phát triển nhưng vẫn mang đậm bản sắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc.



Tỉnh xác định công tác quy hoạch và phát triển đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, trong đó quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Tỉnh Thái Nguyên đã huy động các nguồn lực và bố trí ngân sách trong công tác lập, triển khai đồ án quy hoạch đô thị, các khu chức năng, quy hoạch nông thôn mới.



Đến nay 100% đô thị đã hoàn thành lập quy hoạch chung, gần 50% diện tích đô thị được quy hoạch chi tiết. TP Thái Nguyên và TP sông Công là 2 đô thị lớn đã được phủ QH toàn bộ khu vực nội thành. Chất lượng các đồ án quy hoạch được cải thiện, hầu hết các quy hoạch sau khi được phê duyệt đều đã triển khai cụ thể thông qua các dự án phát triển đô thị. Tỉnh tổ chức không gian phát triển theo 2 vùng Nam và Bắc.



Vùng I: Bắc Thái Nguyên



Các địa phương năm trong vùng 1 bao gồm Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ và Phú Lương với tổng diện tích là 2.167km2. Gồm các khu vực chức năng như sau:




  • Tiểu vùng 4: Khu vực Phú Lương – Định Hóa: bảo tồn thiên nhiên du lịch sinh thái và hỗn hợp

  • Tiểu vùng 5: Khu vực Võ Nhai – Đồng Hỷ: : bảo tồn thiên nhiên du lịch sinh thái và hỗn hợp



Vùng II: Nam Thái Nguyên



Được gọi là Vùng động lực bao gồm thị xã Phú Bình, thị xã Đại Từ, thành phố Phổ Yên, thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Tổng diện tích là 1.359km2, các khu chức năng gồm:




  • Tiểu vùng 1: Cụm đô thị tích hợp Thái Nguyên – Sông Công – Phổ Yên

  • Tiểu vùng 2: Đô thị vệ tinh Phú Bình (công nghệ cao và thông minh)

  • Tiểu vùng 3: Đô thị vệ tinh Đại Từ (văn hóa- du lịch và sinh thái).



Thái Nguyên phát triển giao thông để tạo đòn bẩy thu hút đầu tư



Thái Nguyên phát triển giao thông để tạo đòn bẩy thu hút đầu tư



Quy hoạch tỉnh sau khi được phê duyệt là cơ sở quan trọng để tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp đi theo hướng hiện đại, thông minh. Hệ thống hạ tầng khung , cùng nhiều khu dân cư, khu đô thị được đầu tư hiện đại, đồng bộ đã và đang góp phần thay đổi diện mạo tỉnh ngày càng rõ nét theo hướng đô thị thông minh xanh, sạch, đẹp.



Với những bước đi vững chắc và bài bản trong quy hoạch phát triển đô thị, Các đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát huy vai trò hạt nhân phát triển kinh tế xã hội. Điều đó góp phần đưa Thái Nguyên phát triển tương xứng với lợi thế và tiềm về vị trí địa lý, không ngừng vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng trung du và miền núi phía Bắc.