Quận Thốt Nốt – Thông tin quy hoạch chung của quận đến năm 2030


Thốt Nốt là một trong năm quận của thành phố Cần Thơ, quận là cầu nối giao thông quan trọng để giao thương hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội. Thốt Nốt cũng là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.



Bản đồ quy hoạch quận Thốt Nốt dựa theo bản đồ quy hoạch chung của toàn thành phố Cần Thơ nằm trong đề án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Hiện nay để thúc đẩy phát triển kinh tế đồng bộ, quận có nhiều dự án kêu gọi đầu tư, quy hoạch để phục vụ quá trình xây dựng và phát triển quận.



Giới thiệu chung về quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ



Thốt Nốt là một trong năm quận nội thành của Cần Thơ, 4 quận còn lại bao gồm Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng và Bình Thủy. Quận tọa lạc ở phía Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 42km dọc theo Quốc lộ 91. Tổng diện tích tự nhiên của quận Thốt Nốt là 117,41 km². Quận có vị trí lãnh thổ như sau:




  • Phía Đông quận giáp với huyện  Lai Vung của tỉnh Đồng Tháp

  • Phía Tây quận huyện Vĩnh Thạnh

  • Phía Nam quận giáp với quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ

  • Phía Bắc quận  giáp huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp và thành phố Long Xuyên của tỉnh An Giang



Quận Thốt Nốt có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và cao nguyên. Trong đó phía Đông và Nam quận là vùng Đồng Bằng, nơi đây tập trung nhiều vựa lúa, vựa trồng hoa quả, cây ăn trái. Vùng phía Bắc Và Tây Bắc quận là vùng núi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhà máy và trang trại chăn nuôi.



Sông Hậu đoạn chảy qua quận Thốt Nốt



Sông Hậu đoạn chảy qua quận Thốt Nốt



Thông tin đơn vị hành chính quận Thốt Nốt



Quận Thốt Nốt có tất cả 9 phường bao gồm: Tân Lộc, Tân Hưng, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thốt Nốt, Thạnh Hòa, Thuận Hưng, Thuận An và Thới Thuận. Quận tập trung vào phát triển mạnh các ngành công nghiệp như:




  • Công nghiệp chế biến lương thực: Hiện nay trên địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất chế biến lúa gạo, trái cây, đậu phộng đây là những cây trồng phổ biến ở Thốt Nốt. Bên cạnh đó còn có khu vực chuyên sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ từ thảo dược, tre, nứa…

  • Công nghiệp đóng tàu: tận dụng vị trí đắc địa, quận có nhiều cửa biển đáp ứng được nhu cầu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm phụ kiện đóng tàu.

  • Ngành dệt may: quận Thốt Nốt tập trung đầu tư phát triển và nhận được nhiều sự đầu tư cả trong và ngoài nước về lĩnh vực này.



Chưa dừng lại ở đó, kinh tế địa phương đi lên một phần nhờ vào sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, thủy sản…Tuy nhiên một số hạn chế về quy hoạch quỹ đất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn quận.



Bộ mặt quận Thốt Nốt thay đổi từng ngày



Bộ mặt quận Thốt Nốt thay đổi từng ngày



Hạng mục quy hoạch giao thông quận Thốt Nốt



Quận Thốt Nốt còn được gọi là cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Cần Thơ. Không chỉ đường bộ mà đường thủy đi qua Thốt Nốt cũng là những đầu mối giao thông trọng yếu trong khu vực. Kể đến như tuyến cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi chạy qua cầu Vàm Cống, QL80 và QL91 hay tuyến sông Hậu, kênh Cái Sắn hay tuyến tránh Thốt Nốt. Nội đô quận cũng có đến 24 tuyến đường khác nhau đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại, giao thường của nhân dân.



Quy hoạch giao thông quận Thốt Nốt



Giai đoạn 2021 - 2030 toàn quận triển khai nhiều dự án quy hoạch giao thông góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của quận nói riêng và toàn thành phố nói chung. Một số công trình đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn quận kể đến như:



Hệ thống giao thông phục vụ đối nội:




  • Đường bộ: mở rộng đường Nguyễn Trọng Quyền, cải tạo đại lộ Hòa Bình, đầu tư DT920B nối quận Thốt Nốt với Ô Mô, dự án DT921…

  • Cầu: kế hoạch xây cầu bắc qua sông Hậu đoạn chảy qua quận

  • Bến bãi: nâng cấp và sửa chữa bến xe Thốt Nốt…



Quy hoạch giao thông cho nhu cầu đối ngoại:




  • Đường bộ: quy hoạch xây dựng nhiều tuyến cao tốc quan trọng như cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, tuyến TP HCM – TP Cần Thơ, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; quốc lộ 80 và quốc lộ 91 cũng nằm trong kế hoạch cải tạo và nâng cấp.

  • Đường thủy: tiếp tục triển khai nhanh kế hoạch cải tạo, nạo vét và làm sạch luồng lạch, các tuyến đường thuỷ đạt cấp quốc gia trên kênh Thốt Nốt.

  • Đường sắt: nhanh chóng xây dựng và hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao nối 2 thành phố  là Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

  • Đường vành đai: dự án xây dựng đường vành đai phía ở Tây thành phố đoạn nối QL91 với QL61 có tổng chiều dài là  19,3km.



Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường trên sẽ trở thành các tuyến giao thông huyết mạch, không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân nội quận. Mà quận Thốt Nốt cũng dễ dàng giao thương liên vùng thuận tiện và nhanh chóng hơn.



Quận Thốt Nốt chuyển mình mang diện mạo mới



Quận Thốt Nốt chuyển mình mang diện mạo mới



Quy hoạch chung TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định rõ quận Thốt Nốt được định hướng để trở thành khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ. Quy hoạch đô thị quận Thốt Nốt đến năm 2030 dự kiến đạt 290.00 người với 4.850ha là đất dành cho quy mô xây dựng đô thị.



Quận phấn đầu trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ cấp thành phố, cấp vùng; trung tâm CNCB nông – thuỷ hải sản - công nghiệp phụ trợ; trung tâm du lịch sinh thái - du lịch cảnh quan trên sông Hậu và trung tâm kho vận cấp vùng.