Loạt dự án khủng bùng nổ, các “Ông lớn” đổ bộ đầu tư vào vùng đất vàng Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn năm 2050


Vừa qua tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ Công bố Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 với chủ đề "Bình Thuận - Nơi đáng sống - Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư". Bên cạnh đó, tỉnh trao giấy đăng ký đầu tư và ghi nhớ cho 11 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 104.682 tỷ đồng.



Quy hoạch Bình Thuận tầm nhìn đến năm 2050



Thời gian qua, Bình Thuận cho thấy được những tiến bộ vượt mặt những bước nhảy ngoài mong đợi về mặt kinh tế, xã hội cả về giao thông, diện mạo đô thị Bình Thuận có những thay đổi tích cực rõ rệt bằng việc hàng loạt các "Ông lớn" đổ bộ đầu tư vào vùng đất vàng đầy tiềm năng kinh tế này. 



Đến dự buổi lễ có phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh thành lân cận, tổ chức hợp tác quốc tế, cơ quan ngoại giao, đơn vị tư vấn.



      Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (thứ 2 bên trái) dự Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030. Ảnh: báo Bình Thuận



Phó Thủ tướng gửi lời chúc mừng đến Đảng bộ, chính quyền các cấp, quân và dân Bình Thuận đã đạt những thành tựu lớn trong thời gian qua. Ông cũng đề nghị địa phương tiếp tục tận dụng để đưa kinh tế phát triển đột phá, nhất là về lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, du lịch, chế biến sâu khoáng sản…



Ông Dương Văn An Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, cho biết quy hoạch tỉnh Bình Thuận có vai trò, ý nghĩa chiến lược cực kỳ trong sự phát triển của tỉnh. Quy hoạch đề ra mục tiêu lớn là đến năm 2030, đưa Bình Thuận trở thành tỉnh năng động, nhanh và bền vững, giàu mạnh từ biển, đạt mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của vùng và trên cả nước.



Bình Thuận đến năm 2050 trở thành cực phát triển quan trọng của khu vực duyên hải Trung Bộ, có nền kinh tế biển phát triển mạnh, bền vững, cơ cấu kinh tế hiện đại, trung tâm cung cấp dịch vụ du lịch quốc gia và quốc tế, về y tế, giáo dục chất lượng cao, còn là trung tâm năng lượng sạch, trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng và quốc gia gắn với các đô thị biển hiện đại.



 



Những dự án đánh dấu cột mốc đưa Bình Thuận chuyển mình



Tại buổi lễ công bố quy hoạch, có 3 doanh nghiệp được UBND tỉnh Bình Thuận trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và 8 doanh nghiệp được trao bản ghi nhớ đăng ký đầu tư, để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.



Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn được UBND tỉnh Bình Thuận trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 giai đoạn 1 (tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân) với diện tích sử dụng đất hơn 468 ha, tổng vốn đầu tư là 1.717 tỷ đồng.





Ảnh KCN Sơn Mỹ 2



Bình Thuận trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty CP Khải Doanh để doanh nghiệp thực hiện dự án nhà máy sản xuất nhựa Khải Doanh tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II - Bita’s (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam), diện tích sử dụng đất 8,9 ha và tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng.



Bình Thuận trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty CP ARCS để thực hiện dự án nhà máy sản xuất giày dép ARCS tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II - Bita’s (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam) với diện tích đất gần 9 ha, tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng.



UBND tỉnh Bình Thuận cũng tiến hành trao bản ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 8 doanh nghiệp:



Công ty TNHH Mặt Trời Bình Thuận với dự án Tổ hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí khu đô thị mới với diện tích sử dụng đất 5.000 ha và tổng vốn đầu tư lên đến 50.000 tỷ đồng.



Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC Corp) với dự án Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Hàm Tân - Lagi, diện tích đất 5.000 ha và tổng vốn đầu tư 20.000 tỷ đồng.





Công ty CP phần Đầu tư Bất động sản Kiến Phát với dự án Khu đô thị du lịch nghệ thuật văn hóa và thể thao diện tích sử dụng đất 45 ha và tổng vốn đầu tư 1.850 tỷ đồng



Công ty CP Kết cấu thép ATAD với dự án tổ hợp nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghệ cao tại tỉnh Bình Thuận, diện tích sử dụng đất 100 ha và tổng vốn đầu tư 4.855 tỷ đồng.



Công ty CP Sản xuất Công nghiệp Tấn Phát với dự án Tổ hợp chế biến sâu Titan - Zircon và các kim loại quý hiếm khác, diện tích sử dụng đất 200 ha và tổng vốn đầu tư 4.990 tỷ đồng



Liên doanh giữa Công ty TNHH Hào Hưng với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận tiến hành thực hiện dự án nhà máy sản xuất chế biến gỗ chuyên sâu các nội thất ngoại thất xuất khẩu, diện tích sử dụng đất 20 ha và tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng.



Công ty TNHH Hào Hưng với dự án Nhà máy sản xuất bột giấy, giấy và bìa, diện tích sử dụng đất 40 ha và tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng. 



Công ty Tư vấn ECOTECH thực hiện dự án năng lượng tái tạo, năng lượng xanh tại tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng.



Sự tiến bộ vượt bật của Bình Thuận là điều không thể bàn cãi khi lượng khách du lịch đến với Bình Thuận Quý I gần 2.2 triệu lượt du khách trong đó có tới 122 ngàn lượt du khách nước ngoài. Tỉnh nhà đang dồn nguồn lực tối đa phát triển, đẩy mạnh thế mạnh hiện có về tài nguyên biển, du lịch, khí hậu và phong cảnh. Để Bình Thuận trở thành điểm đến hàng đầu của du khách khi chọn điểm du lịch và biến Bình Thuận thành tỉnh thành phát triển top đầu cả nước.