Không gian xanh bất đắc dĩ trên Khu "đất vàng" 24ha nghìn tỷ đồng giữa Tỉnh Ninh Bình


Guland - Hơn hàng chục ha "đất vàng" ngay giữa trung tâm TP Ninh Bình sau nhiều lần đấu giá bất thành, hụt thu về số tiền nghìn tỷ đồng, bị bỏ hoang 15 năm hiện nay khu đất đang trở thành vườn ươm cây mọc lùm xùm, rác thải bừa bãi.



 



15 năm bỏ hoang “Đất vàng” nghìn tỷ



UBND tỉnh Ninh Bình quy họp lại các hội đoàn bao gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Công an thành phố… tập trung dọn dẹp vệ sinh khu đất rộng hàng chục ha khung vực trung tâm phường Đông Thành,  phủ cây xanh trên diện tích đất bị bỏ hoang hơn thập kỷ qua.



Do việc tổ chức đấu giá khu đất bất thành, dự án quy hoạch vướng mắc thông tin cần được điều chỉnh định hướng phát triển Tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. Khiến hơn 15 năm qua, khu đất rộng lớn này, công trình hạ tầng xung quanh bị hoang hóa. 



Trước đó, các đơn vị truyền thông như báo Dân trí phản ánh, khu đất rộng 24ha nằm phía Đông nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình, nằm ở vị trí đắc địa. Năm 2008, UBND TP Ninh Bình có quyết định thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất với tổng kinh phí hơn chục tỷ đồng để xây dựng khu đô thị.



Diện tích đất này sau đó được bồi thường lên 28 ha và được đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, đường, vỉa hè, cống thoát nước với mục đích đấu giá, tăng ngân sách cho Nhà Nước



Sau 2 lần đấu giá không thành công năm 2009 và 2020, hạ tầng, đất, khu đô thị này vẫn đang bị bỏ hoang, lãng phí. Đến nay số phận của khu "đất vàng" này vẫn chưa được xác định quy hoạch. 



Khu đất vàng nghìn tỷ đồng bị bỏ hoang hơn 15 năm



Theo Báo Xây dựng cho biết, năm 2009, thành phố Ninh Bình tổ chức đấu giá bán 135 lô đất khu phía Đông nhà thi đấu thể thao Ninh Bình.  Kết thúc phiên đấu giá, 112 lô thuộc về một doanh nghiệp và 23 lô thuộc về các cá nhân trên địa bàn Ninh Bình. Mặc dù vậy, ngay sau đó, tỉnh Ninh Bình có thông báo hủy kết quả đấu giá mà không biết lý do tại sao khiến người dân và doanh nghiệp ngỡ ngàng.



Năm 2020, hơn 10 năm bỏ hoang Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Ninh Bình (Sở Tư pháp Ninh Bình) thông báo số 25/TB-ĐG về việc tổ chức đấu giá tài sản là quyền sử dụng 60 lô đất (đã quy hoạch lại) khu phía Đông nhà thi đấu với giá khởi điểm từ 21 - 38 triệu đồng tùy từng vị trí



Dựa vào đó từng lô đất khu vực có giá khởi điểm tham khảo như sau:




  • Đường Tôn Đức Thắng có diện tích từ 201,1 - 300,1m2 chia thành 13 lô đất (giá khởi điểm 39 triệu/m2);

  •  Đường Tôn Đức Thắng có diện tích 624,6 - 634,4m2 chia thành 2 lô đất (giá khởi điểm là 37 triệu/m2); 10 lô đất có diện tích 612,7-663,6m2 (giá khởi điểm 25 triệu/m2); 

  • 27 lô đất có diện tích 601 - 689,6m2 (giá khởi điểm 20 triệu/m2); 

  • 8 lô có diện tích 493 - 501m2 (giá khởi điểm 20 triệu/m2). 



Để tham gia đấu giá đất, khách hàng(người dân) phải bỏ ra đặt cọc số tiền khoảng 1 - 1,5 tỷ đồng. Theo tính toán, nếu phiên đấu giá diễn ra thành công, ngân sách Nhà nước sẽ thu hơn nghìn tỷ đồng, chưa tính việc giá chênh lệch khi diễn ra đấu giá



Vì thế, khu đất vàng này đã bị bỏ quên, nhiều hạng mục đã thi công đã có dấu hiệu hư hỏng, cỏ dại mọc khắp nơi.



Không gian xanh “Bất đắc dĩ” của khu đất hàng nghìn tỷ đồng



Theo kênh thông tin Dân Trí, Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cho biết “khu đất này ban đầu dự kiến là quy hoạch khu dân cư người ở nhưng sau đó điều chỉnh kế hoạch quy hoạch lại. Đến hiện nay vẫn chưa thống nhất phương án quy hoạch phù hợp nến chưa thể tổ chức đấu giá”.



Khu đất nghìn tỷ này đang trong tình trạng hoang hóa, cỏ dại mọc um xùm. Cùng với đó, người dân xung quanh xả rác liên tục, gây mất mỹ quan đô thị, môi trường cảnh quan khu vực trung tâm thành phố.



Cải tạo cơ sở hạ tâng, vỉa hè và rãnh nước



Mới đây, Tỉnh Ninh Bình đang bàn giao cho đơn vị tổ chức tập trung dọn dẹp rác thải, đào đất, tạo rãnh nước, nhổ cỏ dại và trồng nhiều các loại cây xanh trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Tạo điều kiện đoàn kết giữa Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh các đoàn hội tham gia dọn dẹp gồm Đoàn Thanh niên, , Công an thành phố…



Theo lãnh đạo TP Ninh Bình, toàn bộ kinh phí trồng cây đều xã hội hóa, không dùng tiền ngân sách, tập trung cải tạo thành không gian xanh, tránh cỏ dại và rác thải. Khu đất sẽ được trả về hiện trạng ban đầu, các cây xanh sẽ được di chuyển đến địa điểm mới khi tỉnh Ninh Bình có thông tin quy hoạch phù hợp nhất cho định hướng năm 2030.