Huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) – Đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số


Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trong năm qua huyện dành ra 121 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đặc biệt ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần vào sự phát triển chung, đồng đều của toàn tỉnh.



Nằm trong quy hoạch chung tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2023, huyện Võ Nhai bắt đầu có những bước đi cụ thể hướng đến sự phát triển bền vững và đồng bộ trên trên toàn địa bàn. Bên cạnh đó cũng có những việc làm cụ thể góp phần vào kế hoạch “thay da đổi thịt” khoác lên bộ mặt mới của địa phương.



121 tỷ đồng được huyện Võ Nhai đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số



Trong năm 2023, huyện Võ Nhai đầu tư 121 tỷ đồng để phát triển kinh tế miền núi và vùng đồng bào dân tộc (ĐBDT) thiểu số. Trong đó, ngân sách TW hỗ trợ trên 105 tỷ đồng, 15.8 tỷ đồng là từ ngân sách tỉnh, huyện và xã hội hóa. Nguồn vốn trên được huyện dùng để triển khai 10 dự án, điển hình như :




  • Quy hoạch đất sản xuất, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt

  • Quy hoạch dân cư, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

  • Phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, phát huy thế mạnh và tiềm năng trong sản xuất hàng hóa chuỗi giá trị

  • Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ đời sống và sản xuất trong vùng ĐBDT thiểu số và miền núi

  • Đầu tư phát triển trọng tâm vào nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn và nhóm dân tộc rất ít người



Để thực hiện kế hoạch có hiệu quả, huyện Võ Nhai tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBDT thiểu số và vùng núi. Bên cạnh đó huyện có những giải pháp để đa dạng hóa nguồn vốn, đẩy mạnh chuyển đổi số, liên kết sản xuất, quy hoạch chung xây dựng, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Kinh tế phát triển, đời sống người dân mới được cải thiện.



Huyện Võ Nhai đầu tư phát triển vùng núi và dân tộc thiểu số



Huyện Võ Nhai đầu tư phát triển vùng núi và dân tộc thiểu số



Những cây cầu mới được xây phục vụ đời sống mới ở vùng cao huyện Võ Nhai



Là huyện miền núi, địa hình huyện Võ Nhai khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông suối, do vậy quá trình đi lại giao thương của người dân còn nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của ban lãnh đạo huyện nhiều cầu dân sinh được nâng cấp và xây dựng đảm bảo thuận lợi và an toàn cho người dân đi lại.



Chỉ riêng trong năm 2023, UBND huyện Võ Nhai đã làm chủ đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều cây cầu dân sinh tại các xã Sảng Mộc, Phương Giao, La Hiên, Thượng Nung…với kinh phí hơn 19 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại các công trình đều đã được khởi công và đạt tiến độ 60%-70%. Ban Quản lý xây dựng cùng chính quyền các xã tích cực kiểm tra, giám sát và đôn đốc quá trình thi công để các công trình hoàn thành đúng kế hoạch và sớm đưa vào sử dụng.



Trước đó, cầu tràn An Thành xã Thượng Nung với chiều dài 40m rộng 8m nối 2 xóm An Thành và Tân Thành đã được khánh thành hỗ trợ quá trình đi lại, vận chuyển nông sản của bà con trong xã và các vùng lân cận. Ngoài ra, cầu tràn Vẽn xã Bình Long cũng đã được hoàn thành thay thế cho cây cầu treo trước đây. Không chỉ đảm bảo an toàn giao thông cho người dân mà còn thúc đẩy kinh tế địa phương.



Trong thời gian tới huyện tiếp tục rà soát, kiểm tra để đầu tư xây mới cầu trên địa bàn hợp lý phù hợp với đề án Quy hoạch chung của tỉnh và quy hoạch của huyện. Trong bối cảnh nguồn ngân sách còn nhiều hạn chế, trước hết huyện sẽ tập trung đầu tư có các cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng và nằm trong tuyến đường giao thương đi lại giữa các địa phương.



Huyện Võ Nhai - đầu tàu phát triển tỉnh Thái Nguyên



Huyện Võ Nhai - đầu tàu phát triển tỉnh Thái Nguyên



Huyện Võ Nhai - hình thành các hợp tác xã (HTX) để thúc đẩy nông sản địa phương



Trước đây, người dân huyện Võ Nhai chủ yếu sản xuất tự phát, nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế thấp đời sống vô cùng khó khăn. Cây chè là một trong các nông sản thế mạnh của huyện Võ Nhai đặc biệt là ở xã Liên Minh song từng bị bỏ quên. Tuy nhiên sau 5 năm hình thành các HTX, hoạt động sản xuất đồng bộ, đi vào khuôn khổ, cuộc sống người dân dần thay đổi.



Hiện HTX đã có 50 thành viên, tổng diện tích sản xuất là hơn 40ha, 100% canh tác đạt tiêu chuẩn sạch. Trong đó 2/3 hội viên là phụ nữ, người dân tộc thiểu số chiếm 50%. Ngoài đầu tư các lò sấy chè hiện đại, hiện nay các sản phẩm chè của xã Liên Minh còn đạt chuẩn VietGap - hữu cơ, các công nghệ, kỹ thuật mới được người dân nhiệt tình áp dụng.



Bên cạnh xây dựng HTX, huyện Võ Nhai còn triển khai 2 chương trình mục tiêu quốc gia là giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Với những kết quả đạt được đến thời điểm hiện tại, huyện vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn, sản xuất hàng hóa tập trung, tăng diện tích chè, cây ăn quả,... Tạo tiền đề thu hút đầu tư vào huyện trên các lĩnh vực như chế biến nông lâm sản, du lịch, sản xuất công nghiệp.



Chè Liên Minh mang lại nguồn kinh tế ổn định cho người dân



Chè Liên Minh mang lại nguồn kinh tế ổn định cho người dân



Từ nay đến năm 2025, huyện sẽ tập trung nguồn lực để quy hoạch xây dựng và đầu tư các công trình, dự án trọng điểm phục vụ phát triển KTXH, khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn. Phát huy hiệu quả vai trò của các Hợp tác xã, doanh nghiệp trong xây dựng và liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất góp phần nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số.