Huyện Trực Ninh (Nam Định) phát triển kinh tế và xây dựng Nông thôn mới


Để thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định cùng nhau chung sức, đồng lòng tăng cường các giải pháp, chiến lược phát triển kinh tế toàn diện và đồng bộ.



Những năm qua, diện mạo quê hương Trực Ninh đã có nhiều đổi thay, kinh tế - xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày một tốt lên. Có những thành tựu này là do sự quan tâm quy hoạch đầu tư từ cấp lãnh đạo và sự đoàn kết chung sức của toàn thể nhân dân trong công cuộc xây dựng và đổi mới, phát triển quê hương.



Trực Ninh quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật phụ vụ phát triển kinh tế huyện



Xuất phát điểm là huyện thuần nông, do đó huyện Trực Ninh luôn xác định rõ, để tạo động lực phát triển kinh tế trước hết phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Những năm qua kinh tế địa phương duy trì mức phát triển khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 59,36%; ngành nông nghiệp - thủy sản chiếm 21,62% và dịch vụ chiếm 19,02%.



Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, sạch không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu như HTX dược thảo Hoàng Thành; Công ty TNHH Cường Tân sản xuất giống lúa CTCP sản xuất rau, củ quả sạch Ngọc Anh…



Trong chăn nuôi, triển khai sản xuất theo quy mô trang trại vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, giảm dần chăn nuôi nông hộ, hình thành các trang trại, doanh chăn nuôi theo mô hình tiên tiến. Hiện nay trên địa bàn huyện Trực Ninh có 28 trang trại các quy mô vừa, nhỏ và lớn



Huyện Trực Ninh hướng tới phát triển công nghiệp xanh - bền vững



Huyện Trực Ninh hướng tới phát triển công nghiệp xanh - bền vững



Công tác quy hoạch, xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện



Cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Trực Ninh đã và đang tập chung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Hiện nay 21/21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, 99% người dân được sử dụng nước sạch, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế là 92.0%. Huyện Trực Ninh được công nhận huyện NTM từ năm 2017.



Giai đoạn 2020-2025, vốn huy động xây dựng NTM của địa phương đến thời điểm này là trên 82 tỷ đồng. Huyện sẽ tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, cảnh quan, môi trường và  góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.



Hệ thống giao thông đường bộ cũng được quy hoạch, cải tạo và nâng cấp. Các tuyến quốc lộ như 21, 21B, 37B đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV đồng bằng. Dự án đường bộ ven biển Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển dài 7.1km  trên địa bàn huyện đang gấp rút thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Hơn 73km đường quốc lộ được đầu tư nâng cấp. Một số tuyến đê, công trình trường học, thủy lợi xây mới, cải tạo khắc phục các điểm xung yếu.



Mạng lưới điện trên địa bàn tương đối hoàn chỉnh, 161 trạm biến áp được đầu tư xây mới, hệ thống đường dây được nâng cấp toàn bộ. 100% số hộ dân trên của huyện Trực Ninh được sử dụng điện.



Diện mạo NTM huyện Trực Ninh



Diện mạo NTM huyện Trực Ninh



Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn huyện Trực Ninh



Huyện Trực Ninh đánh giá cao vai trò đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp trên địa bàn trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết  vấn đề việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Từ đó tạo nguồn lực, tiền đề vững chắc để quy hoạch, kiến thiết cơ sở hạ tầng, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.



Môi trường đầu tư thuận lợi huyện thu hút nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư vào địa bàn như Công ty May 1, Công ty May 9 Nam Định; CT phát triển và đầu tư Duy Minh; Công ty VLXD Ninh Cường, Công ty TNHH Minh Tiến...các nhà đầu tư FDI như Công ty TNHH giầy AMARRA; Công ty TNHH Shin Myung First Vina; CTSX đồ chơi trẻ em Dream Plastic; Công ty TNHH Kiara Garments VN và Công ty TNHH Sung Won Vina...



Hiện nay huyện có 3 cụm công nghiệp, 11 làng nghề với 385 doanh nghiệp duy trìn sản xuất ổn định, từng bước phát triển, tạo công ăn việc làm cho gần 46.000 lao động với thu nhập 6-8 triệu đồng/người/tháng.



Huyện Trực Ninh trên đà phát triển



Huyện Trực Ninh trên đà phát triển



Trực Ninh dồn lực phát triển văn hóa – xã hội



Song song với quá trình phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có nhiều kết quả đang ghi nhận 98% tổ dân phố, thôn, xóm đạt danh hiệu văn hóa; 95% gia đình đạt gia đình văn hóa. Mạng lưới y tế từ xã, huyện đến cơ sở được quan tâm, 21/21 xã thị trấn đạt chuẩn y tế cấp Quốc gia.



Ngành giáo dục cũng vương lên top đầu của tỉnh, phong trào khuyến học khuyến tài phát triển sâu rộng, ngành giáo dục huyện Trực Ninh đã đạt danh hiệu Huân chương Lao động Hạng nhì.



Hệ thống chợ được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, phân bổ đều đảm bảo chất lượng phục vụ giao dịch, sản xuất và cung ứng hàng hóa cho người dân. Các xã, thị trấn đều có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, bưu chính, đáp ứng nhu cầu liên lạc, thông tin, ứng dụng CNTT trong đời sống và sản xuất.



Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội – chính trị phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ, bộ máy hành chính quy hoạch tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, vững mạnh, toàn diện về mọi mặt. Các phong trào thi đua yêu nước trong xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, xây dựng NTM, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo được hội viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực.



Giai đoạn tới đây huyện Trực Ninh tiếp tục phối hợp triển khai lập quy hoạch xây dựng (QHXD) liên vùng huyện Nam Trực -Trực Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Hoàn thành điều QHXD thị trấn Ninh Cường, thị trấn Cát Thành và QHXD các xã trên địa bàn huyện. Huyện cũng tập trung nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thu hút đầu tư phát triển, đặc biệt các ngành nghề công nghệ cao, bảo vệ môi trường hướng tới phát triển lâu dài và bền vững.